Những lợi ích khi sử dụng cây nha đam

Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện và làm mát gan

Trong thành phần nhựa của nha đam có chứa các nhóm chất sau: Polysaccharid, axit amin (gồm tối thiểu 23 loại), vitamin (B1, B5, B6, B12, C, A, E), khoáng tố vi lượng (Ca, P, Cu, Fe, Mn, Mg, Na, K)…

Các lợi ích khi sử dụng nha đam đúng cách
Các lợi ích khi sử dụng nha đam đúng cách

Theo thống kê các kết quả nghiên cứu cho thấy nha đam có các lợi ích sau:

  • Ức chế đau: dạng gel thoa vào các vùng bị thương sẽ giúp giảm viêm, giảm đau
  • Chống viêm và giải dị ứng: nhờ chất glycoprotein giúp loại trừ bradykinin là chất trung gian gây đau và viêm, nha đam còn ức chế các phản ứng histamine và giúp giải dị ứng nhanh chóng.
  • Làm lành vết thương và tẩy sạch các tế bào sừng trên da.
  • Kháng khuẩn và kháng nấm.
  • Giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới.
  • Kích thích tiêu hóa và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón, nhờ nha đam chứa nhiều loại men tiêu hóa và nhóm hoạt chất emodin và aloin có tác dụng nhuận tràng.
  • Tăng cường giải độc cơ thể, nhờ tăng cường chuyển hóa tại gan, thận; giúp loại trừ độc tố tế bào, khi uống nha đam liều thấp, có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp tẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột.
  • Nghiên cứu tại trường Đại học Oklahoma đã ứng dụng dùng nha đam trong nha khoa và chế dạng kem đánh răng; dịch chiết nha đam giúp ngừa chảy máu chân răng và viêm nướu, chống sâu răng và làm răng chắc khỏe.
  • Nhờ chứa nhiều chất bổ dưỡng cung cấp năng lượng cho tế bào mà các thực phẩm chức năng bào chế từ nhựa nha đam dạng uống còn chữa được chứng mất ngủ, trầm cảm, tiêu hóa kém, bệnh viêm khớp, giãn tĩnh mạch, loét dạ dày…
  • Làm mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp: nhờ 2 thành phần chính là lignin và polysaccharide thấm sâu vào biểu bì và tẩy sạch các vi khuẩn, chất dầu bịt lỗ chân lông, và nhờ các chất dinh dưỡng có trong nha đam giúp tái sinh tế bào mới, làm lành vết thương, chữa mụn nám. Nha đam được chế thành các loại kem giữ ẩm bù nước cho da, kem dưỡng da. Dạng gel bôi da còn được ứng dụng trong ngoại khoa để làm lành vết mổ và phòng chống nhiễm xạ.

Những lưu ý khi sử dụng cây nha đam

Nha đam mang lại rất nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được, thậm chí với một số trường hợp, việc sử dụng nha đam còn là cấm kỵ. Vì thế khi sử dụng nha đam các bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Việc sử dụng nha đam bằng đường uống có thể gây co thắt dạ dày hoặc tiêu chảy do tác dụng nhuận tràng của nó.
  • Trong nước ép nha đam có chứa rất nhiều anthraquinone, đây là một loại chất có tác dụng nhuận tràng nên khi chúng ta sử dụng nhiều nước ép nha đam có thể gây ra tiêu chảy. Nếu tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn có thể gây mất nước, chuột rút và đau quặn bụng.
  • Nước nha đam có thể gây ra những phản ứng dị ứng với một số biểu hiện như: phát ban, khó thở, ngứa, đau cổ họng, đau ngực…
  • Mủ của cây nha đam có thể gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với cơ thể. Nó có thể làm cho một vài căn bệnh trở nên trầm trọng hơn như viêm đại tràng, viêm ruột thừa, bệnh Crohn, tắc ruột, đau dạ dày, bệnh trĩ và loét.
  • Đối với phụ nữ có thai và đang trong thai kỳ tuyệt đối không nên sử dụng nước ép nha đam vì những chất có chứa trong nước ép nha đam sẽ kích thích tử cung co thắt dẫn đến sẩy thai hoặc gây ra khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi.
  • Chất anthraquinon có thể gây ra tiêu chảy đối với trẻ em thông qua sữa mẹ, vì vậy phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng nước ép nha đam.
  • Đối với những người mắc bệnh tim, nếu sử dụng nước ép nha đam có thể khiến cho cơ thể sản xuất quá nhiều lượng adrenaline dẫn đến nhiều tình trạng bất lợi.
  • Nước ép nha đam cũng có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể gây suy nhược cơ bắp và rối loạn nhịp tim, do đó tuyệt đối không nên cho trẻ em và người cao tuổi sử dụng.
  • Nước ép nha đam làm giảm lượng insulin trong cơ thể dẫn đến tình trạng giảm lượng đường trong máu. Vì vậy những người bị mắc bệnh đái tháo đường hoặc hạ đường huyết muốn sử dụng nước ép nha đam cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Khi dùng để làm đẹp, cần cẩn trọng với việc sử dụng nha đam ở da mặt, da mắt… nên thử trước ở một vùng da nhỏ để thử độ thích ứng của làn da, trường hợp không xuất hiện biểu hiện lạ thì mới tiếp tục sử dụng.
  • Việc đắp mặt với nha đam chỉ nên thực hiện không quá 3 lần trong tuần. Đồng thời, sau khi làm đẹp với nha đam thì cần che chắn kỹ, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Không dùng gel nha đam trên vùng da bị nhiễm trùng.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *